Thân thương lắm nơi có con sông Miện chảy qua miền cực Bắc của Tổ quốc, mảnh đất khắc nghiệt nhưng sức sống của con người thì vô cùng mãnh liệt. Ở nơi mà đá còn nhiều hơn đất ấy, ngô lúa vẫn lên xanh mơn mởn, và cuộc sống vẫn nảy nở sinh sôi.
Khúc khuỷu cổng trời
Thành thông lệ, cứ tháng Ba hàng năm, tuổi trẻ báo Đảng các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc lại tổ chức hành trình về nguồn. Lần này, Báo Hà Giang được đăng cai tổ chức và chọn huyện Quản Bạ làm nơi dừng chân.
Mây và đất
Từ thành phố Hà Giang mà lên huyện Quản Bạ phải vượt qua gần 50 cây số đường đèo. Từ đằng xa ngước lên, con đường giống như sợi chỉ được ai giăng giữa các sườn núi, hun hút biến mất trong màn mây. Những chiếc ô tô bò lên xuống chậm rãi như kiến đi kiếm mồi. Chiếc xe của đoàn Báo Tuyên Quang ngày thường chạy “bon” là thế, hôm nay vượt đèo cũng phải rú lên như hết hơi. Dọc đường đèo, mọi người lặng im chứng kiến cảnh kỳ vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất này. Bất giác, câu hát lại văng vẳng bên tai: “Ai về thăm quê hương tôi, nơi biên cương là đây, có đường đi xuyên mây lên đến Cổng trời. Ơi Hà Giang, ơi Hà Gang quê chúng tôi…”. Cũng tự hào lắm bởi Hà Giang và Tuyên Quang là 2 tỉnh được tách ra từ tỉnh Hà Tuyên mà. Đường lên cổng trời Quản Bạ quanh co và khúc khuỷu, có đoạn vắt vẻo bên sườn núi, có đoạn chênh vênh giữa vách đá và vực sâu, có lúc con đường như một mũi tên rẽ vào 2 vách đá dựng đứng rồi cứ thế lao thẳng lên như đi vào không trung. Mây bồng bềnh ngang lưng núi, sà xuống những thung lũng giống như bức tranh thủy mạc đẹp mê hồn. Càng lên cao càng thấy lạnh. Nhìn nhiệt kế của xe thấy nhiệt độ bên ngoài chỉ có 5oC, chiếc xe vẫn rú lên lấy hơi từng hồi, còi thì kêu khèng khẹc. “Lạnh quá nên nó bị viêm họng rồi!” - anh tài xế ngoái đầu lại bảo. Hai bên đường bạt ngàn hoa cải vàng, màu hoa đặc trưng của những miền núi đá. Bên triền núi, thấp thoáng những căn nhà đất của người Mông tỏa nghi ngút khói trắng trên nóc nhà.
Gọi là Cổng trời Quản Bạ vì đây chính là điểm cao nhất của con đèo này. Từ độ cao trên 1.500 mét so với mực nước biển có thể chiêm ngưỡng cảnh vật vô cùng kỳ thú và hấp dẫn. Xuống đến thị trấn Tam Sơn còn bắt gặp Núi Đôi (hay còn gọi là Núi Cô Tiên), hai trái núi như đôi gò bồng của người thiếu nữ mà tạo hóa đã trao cho Quản Bạ.
Khúc khuỷu cổng trời
Thành thông lệ, cứ tháng Ba hàng năm, tuổi trẻ báo Đảng các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc lại tổ chức hành trình về nguồn. Lần này, Báo Hà Giang được đăng cai tổ chức và chọn huyện Quản Bạ làm nơi dừng chân.
Mây và đất
Từ thành phố Hà Giang mà lên huyện Quản Bạ phải vượt qua gần 50 cây số đường đèo. Từ đằng xa ngước lên, con đường giống như sợi chỉ được ai giăng giữa các sườn núi, hun hút biến mất trong màn mây. Những chiếc ô tô bò lên xuống chậm rãi như kiến đi kiếm mồi. Chiếc xe của đoàn Báo Tuyên Quang ngày thường chạy “bon” là thế, hôm nay vượt đèo cũng phải rú lên như hết hơi. Dọc đường đèo, mọi người lặng im chứng kiến cảnh kỳ vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất này. Bất giác, câu hát lại văng vẳng bên tai: “Ai về thăm quê hương tôi, nơi biên cương là đây, có đường đi xuyên mây lên đến Cổng trời. Ơi Hà Giang, ơi Hà Gang quê chúng tôi…”. Cũng tự hào lắm bởi Hà Giang và Tuyên Quang là 2 tỉnh được tách ra từ tỉnh Hà Tuyên mà. Đường lên cổng trời Quản Bạ quanh co và khúc khuỷu, có đoạn vắt vẻo bên sườn núi, có đoạn chênh vênh giữa vách đá và vực sâu, có lúc con đường như một mũi tên rẽ vào 2 vách đá dựng đứng rồi cứ thế lao thẳng lên như đi vào không trung. Mây bồng bềnh ngang lưng núi, sà xuống những thung lũng giống như bức tranh thủy mạc đẹp mê hồn. Càng lên cao càng thấy lạnh. Nhìn nhiệt kế của xe thấy nhiệt độ bên ngoài chỉ có 5oC, chiếc xe vẫn rú lên lấy hơi từng hồi, còi thì kêu khèng khẹc. “Lạnh quá nên nó bị viêm họng rồi!” - anh tài xế ngoái đầu lại bảo. Hai bên đường bạt ngàn hoa cải vàng, màu hoa đặc trưng của những miền núi đá. Bên triền núi, thấp thoáng những căn nhà đất của người Mông tỏa nghi ngút khói trắng trên nóc nhà.
Gọi là Cổng trời Quản Bạ vì đây chính là điểm cao nhất của con đèo này. Từ độ cao trên 1.500 mét so với mực nước biển có thể chiêm ngưỡng cảnh vật vô cùng kỳ thú và hấp dẫn. Xuống đến thị trấn Tam Sơn còn bắt gặp Núi Đôi (hay còn gọi là Núi Cô Tiên), hai trái núi như đôi gò bồng của người thiếu nữ mà tạo hóa đã trao cho Quản Bạ.
Mua chảo về nấu rượu cho chồng
Người Cốc Pục
Trưa ở Nghĩa Thuận
Huyện Quản Bạ có 13 xã, thị trấn, trong đó có 5 xã biên giới gồm Cao Mã Pờ, Tả Ván, Tùng Vài, Bát Đại Sơn, Nghĩa Thuận với chiều dài trên 50 km đường biên. Quản Bạ có trên 45 nghìn dân, chủ yếu là dân tộc Kinh, Mông, Nùng, Tày, Dao, Hán. Đồn biên phòng Nghĩa Thuận nằm ở trung tâm xã Nghĩa Thuận, bên một sườn núi, phía dưới là thung lũng ruộng bậc thang, bản Cốc Pục nơi người Nùng sinh sống. Trước khi đi, anh bạn tôi bảo: “Lên đồn biên phòng hay lắm đấy, sẽ cảm nhận được cuộc sống của bộ đội vùng biên”. Cho đến bây giờ, hình ảnh bộ đội biên phòng truyền tay nhau đọc thư từ quê nhà chẳng còn nữa. “Cứ nhớ vợ con là bấm điện thoại di động buôn chuyện ngay” - Trung úy Phạm Ngọc Vinh ở đồn Nghĩa Thuận nói vui thế. Quê anh Vinh ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Anh lên đây đã 17 năm, có vợ và con trai 3 tuổi. Từ ngày lấy vợ đến nay, mỗi năm về phép thăm nhà 2 lần. Anh tâm sự rằng đời lính biên phòng là vậy, cứ biền biệt, thời gian gần vợ gần con chẳng được là bao. Có lần, vợ đưa con lặn lội lên tận đồn để thăm anh, gặp nhau mừng mừng, tủi tủi. Năm nay rét đậm nên cuối tháng Hai rồi mà hoa đào rừng vẫn nở thắm, những cánh đào phai vẫn còn đẫm sương đêm. Anh Vinh bảo rằng đoàn mà lên sớm một tuần thôi còn được chứng kiến nước đóng băng ngay trên cành cây. Trong khoảnh vườn nhỏ đầu dãy tập thể, những giò phong lan xinh xắn được các anh nâng niu, chăm sóc cẩn thận. Chắc hẳn đây là những món quà ý nghĩa sẽ được các anh mang về tặng người thân.
Các chú bộ đội biên phòng cho ăn món thịt lợn đen nướng
Từ đồn biên phòng Nghĩa Thuận xuống bản Cốc Pục chỉ hơn cây số nhưng đoàn phải đi bộ mất hơn tiếng đồng hồ. Suốt từ xã xuống bản chỉ thấy dốc, chẳng có lấy một đoạn đường bằng. Trời mưa, đường trơn nên ô tô cũng chịu thua, chúng tôi đành dắt tay nhau bấm ngón chân xuống đất mà đi. Buổi trưa ở bản Cốc Pục không có nắng, chỉ có mây, mưa và sương mù. Người dân bảo mấy tháng rồi họ chưa nhìn thấy mặt trời. Bản Cốc Pục có trên 70 hộ sinh sống, chủ yếu là dân tộc Nùng. Lúa ở đây mỗi năm chỉ trồng được một vụ vì thiếu nước, nhưng bà con lại thay thế bằng cây ngô và lạc. Cái cách trồng ngô ở vùng núi đá khác hẳn với bà con dưới Tuyên, ruộng không thành mảnh, thành miếng bao giờ, hễ chỗ nào hở đất ra là chọc lỗ tra hạt, mầm ngô lại vươn lên phủ xanh chỗ đó. Ngồi trong căn nhà đất của anh Sần Sải Thành, hỏi xem nhà có bao nhiêu mét ruộng, anh bảo chẳng tính được vì mỗi nơi một tí, chỉ biết gieo bốn cân hạt giống thôi. Trong căn nhà ấy, chẳng thấy có gì đáng giá, chỉ có dao, cuốc, thúng, mủng và những dụng cụ khác để làm ruộng. Ngay đầu nhà anh có mấy con lợn đen đang hì hục dũi đất. Cạnh đó còn có chuồng nhốt hai con bò và một con trâu, anh bảo nuôi để giúp gia đình cày ruộng. Nhìn lên gác bếp thấy lủng lẳng mấy miếng thịt trâu bám đầy bồ hóng, đây đúng là một trong những đặc sản của đất Quản Bạ. Nhấm nháp mấy miếng mèn mén anh Sần Sải Thành mời mà lòng thấy khâm phục sức chịu đựng và thích nghi với cuộc sống của đồng bào ở bản Cốc Pục. Một vụ lúa không đủ lương thực, bà con còn phải ăn mèn mén, vậy nhưng con trẻ vẫn trèo dốc đến trường, vượt mọi khó khăn để được ra trường huyện học, và không ít người đã thành cán bộ huyện, cán bộ xã, tiếp tục nuôi ước mơ cho các thế hệ con cháu, hi vọng về ánh mặt trời sẽ luôn rạng rỡ ở Cốc Pục.
Trường học trong mâyTrẻ em Cốc Pục đi học
Tạm biệt Đồng Văn, tạm biệt Hà Giang, mùi thơm nồng của món mèn mén, cái lạnh cắt người còn theo đến mỗi nơi đoàn chúng tôi đặt chân đến. Mảnh đất cửa ngõ của cao nguyên đá Hà Giang đã để lại kỷ niệm khó quên trong chuyến đi này. Cuối cùng thì cảm nhận sâu sắc về cuộc sống của miền đất ấy đã đến với chúng tôi, ở đó, mỗi ngày qua đi là đá phải mòn dưới chân người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét